[Góc thắc mắc] Nhược điểm của dán răng sứ là gì? Có đáng lo ngại không

nhược điểm của dán răng sứ

Những nhược điểm của dán răng sứ có thể là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của bạn. Hiện nay, rất nhiều khách hàng phân vân khi lựa chọn địa chỉ bọc răng sứ vì không thấy được những ưu điểm vượt trội của phương pháp này. Hãy đón đọc bài viết sau của Nha Khoa Phương Nam để có những hiểu biết khách quan nhất về kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ.

Bạn đang xem bài viết: Nhược điểm của dán răng sứ

Dán răng sứ veneer có tốt hay không?

Hầu hết khách hàng đều phân vân giữa bọc sứ và mặt dán sứ veneer khi muốn thực hiện bọc răng sứ. Tuy hai phương pháp đều giống nhau là thay đổi hình dạng và màu sắc của răng gốc nhưng kỹ thuật điều trị men răng gốc lại hoàn toàn khác nhau. Cũng chính từ đó mà dẫn đến nhiều hiểu lầm khác nhau cho khách hàng.

Khách hàng muốn biết mặt dán sứ có bền không chủ yếu là do tâm lý: Bọc sứ là bọc quanh thân răng, còn mặt dán sứ chỉ mài bề mặt bên ngoài của răng. Bọc sứ cũng dày hơn dán veneers. Nhưng sự thật thì ngược lại, dán sứ có độ bền cao hơn răng bọc sứ. 

Dán răng sứ veneer có tốt hay không
Dán răng sứ veneer có tốt hay không

Xem thêm: [TƯ VẤN RĂNG SỨ] DÁN RĂNG SỨ VENEER CÓ ĐAU KHÔNG?

Nhược điểm của dán răng sứ veneer

Tuy nhiên, phương pháp phục hình răng nào cũng có những hạn chế của nó. Mặt dán sứ chắc chắn cũng không ngoại lệ. Dưới đây là một số nhược điểm của mặt dán sứ mà khách hàng nên cân nhắc:

Hạn chế về đối tượng 

Theo các chuyên gia, hạn chế về đối tượng sử dụng là một trong những nhược điểm lớn nhất của mặt dán sứ. Kỹ thuật veneer chỉ thực hiện nếu khách hàng gặp các vấn đề nhỏ về răng miệng. Đối với những vấn đề nghiêm trọng, bạn sẽ phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ để có những lựa chọn khác phù hợp hơn.

Ví dụ: Mặt dán sứ không phù hợp với những người bị răng thưa nhiều. Hoặc khi răng bị ố vàng nhiều, veneer không phủ hết màu do lớp sứ mỏng.

Không sử dụng cho người nghiến răng

Vì để đáp ứng yêu cầu không mài quá nhiều răng nên lớp sứ của veneer thực tế sẽ rất mỏng. Ngoài ra, vùng phủ của veneers chỉ ở xung quanh mặt trước và các cạnh nhai của răng.

Cấu trúc như vậy sẽ không thể chống lại áp lực rất lớn do quá trình nghiến răng kéo dài mang lại. Vì vậy, trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ luôn hỏi khách hàng có bị nghiến răng không, nếu có thì cần mua thêm dụng cụ chống nghiến.

Chi phí thực hiện cao

Một nhược điểm khác là chi phí thực hiện cao. Tuy chỉ là một lớp mỏng nhưng giá của mặt dán sứ không hề thua kém so với bọc răng sứ. Tuy mỗi nha khoa sẽ tính mức phí khác nhau nhưng theo tìm hiểu trên thị trường, giá mặt dán sứ dao động từ 6 – 12 triệu đồng / răng.

Yêu cầu bác sĩ có kỹ thuật cao

Dán sứ đòi hỏi tay nghề bác sĩ rất cao để đạt được kết quả thẩm mỹ và chức năng nhai đảm bảo.

Vì kỹ thuật này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và chính xác của bác sĩ về mặt chuyên môn.

Nếu không, bạn rất dễ gặp phải tình trạng không đúng tỷ lệ răng hàm, dán sứ veneer không phù hợp với răng,… làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài và khả năng ăn nhai.

Các vấn đề xảy ra từ nhược điểm của bọc răng sứ

Hầu hết các nhược điểm của bọc răng sứ nêu trên đều không thể khắc phục được. Nếu chuyên môn của bác sĩ không tốt, hoặc quy trình vệ sinh không tốt, những hạn chế này có thể trở thành tiền đề thúc đẩy một số vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như:

Răng bị cộm cấn khi nhai

Răng dán sứ veneer cộm có thể do bọc răng sứ quá dày, gây ra tình cấn cộm. Ngoài ra, quá trình mài cùi không đúng cách có thể dẫn đến không đảm bảo được tỷ lệ tiêu chuẩn của mão sứ so với răng thật, làm tăng nguy cơ hở chân răng.

Ngoài ra, nếu mão sứ kém chất lượng, bị lệch sẽ dẫn đến lệch khớp hàm, gây khó khăn trong việc ăn nhai và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa.

Răng bị ê buốt gây khó chịu

Sau khi mài cùi, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng ê buốt khó chịu. Đôi khi cảm giác này tăng lên và kéo dài hơn khi:

  • Việc mài cùi răng thật quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tủy răng. 
  • Thực hiện sai kỹ thuật, làm mất quá nhiều diện tích răng thật làm lộ ngà răng.
  • Răng trở nên nhạy cảm hơn khi nhai hoặc sử dụng thức ăn nóng hoặc lạnh.
Các vấn đề xảy ra từ nhược điểm của bọc răng sứ
Các vấn đề xảy ra từ nhược điểm của bọc răng sứ

Bị đen viền nướu

Một trong những vấn đề của bọc răng sứ là chân răng hoặc viền nướu bị thâm đen. Điều này có thể xảy ra khi tuổi thọ của răng đã đến ngưỡng hoặc do lựa chọn sai vật liệu.

Răng sứ kim loại là một loại giá rẻ, sử dụng một phần trăm kim loại nhất định trong cấu tạo. Loại răng sứ này thường có độ bền không cao. Trong quá trình sử dụng dễ sinh ra các phản ứng hóa học trong môi trường miệng, gây thâm đen nướu răng

Nhược điểm của bọc răng sứ làm răng bị hở

Nếu bác sĩ tay nghề không cao, mão sứ không phù hợp với răng thật, hoặc có quá nhiều thức ăn thừa gây bệnh lý răng miệng thì sẽ khiến răng sứ bị hở. Khi đó, tỷ lệ hư hại của răng thật bên trong sẽ cao hơn, bạn có thể phải tháo phần sứ ra, vệ sinh sạch sẽ rồi bọc lại để giảm biến chứng.

Gây dị ứng

Một số phòng nha lựa chọn chất liệu sứ kém chất lượng có thể gây kích ứng ở một số vùng đặc biệt nhạy cảm, dẫn đến sưng tấy hoặc khó chịu.

Các lưu ý hạn chế nhược điểm của dán răng sứ veneer

Dưới đây là những lưu ý giúp hạn chế nhược điểm của mặt dán sứ mà khách hàng có thể tham khảo:

4.1 Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng

Veneers là một phương pháp thẩm mỹ đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì vậy, để tránh lãng phí nhiều tiền mà không có được kết quả như mong muốn, khách hàng nên lựa chọn bác sĩ, nha khoa uy tín để thực hiện.

Đầu tiên, bác sĩ tận tâm sẽ giúp bạn xác định có thể dán sứ veneer hay không. Điều quan trọng nhất là bác sĩ giỏi sẽ thực hiện đúng kỹ thuật lấy dấu, mài cùi.

4.2 Không ăn thức ăn cứng

Mặc dù mặt dán sứ có khả năng chịu lực như răng tự nhiên nhưng việc nhai thức ăn cứng vẫn là một điều tối kỵ. Tác dụng lực mạnh bất thường lên răng có thể làm hỏng lớp sứ mỏng manh. Nếu nhẹ, nó sẽ rơi ra, nếu nặng hơn nó sẽ bị vỡ.

Bạn phải biết rằng nếu veneer bị hư hỏng thì không thể sửa chữa được mà chỉ có thể thay thế veneer mới. Do đó, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, bạn hãy chú ý đến chế độ ăn uống của mình nhé!

Các lưu ý hạn chế nhược điểm của dán răng sứ veneer
Các lưu ý hạn chế nhược điểm của dán răng sứ veneer

4.3 Đánh răng mỗi ngày

Để chăm sóc cho dán sứ veneers của bạn, tất cả những gì bạn cần làm là chải răng hàng này và dùng chỉ nha khoa.

Đặc biệt, bạn cần chú ý đến răng thật phía sau của mình nhiều hơn. Vì veneers chỉ có thể che được mặt trước của răng bị tổn thương. Nếu bạn lơ là trong việc chăm sóc vùng răng phía sau thì vi khuẩn sẽ tích tụ gây ra nhiều bệnh không đáng có.

Tổng kết

Nha khoa Phương Nam sở hữu hệ thống máy móc, phần mềm chế tác răng sứ hiện đại và các dòng răng sứ chính hãng với chế độ bảo hành tốt nhất, tính thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài như dán sứ Veneer, Ceramil, Cercon, Emax press, HT Smile… Khách hàng đến sử dụng dịch vụ sẽ được tư vấn chọn lựa dòng răng sứ phù hợp với nhu cầu của từng người. Nếu bạn đang có nhu cầu bọc răng sứ thì có thể tham khảo nha khoa Phương Nam nhé!

Bài viết trên đã cho các bạn biết nhược điểm của dán răng sứ, những lưu ý để hạn chế nhược điểm này. Mong bạn đã có được những kiến thức hữu ích.