Trồng răng có đau như mọi người vẫn nghĩ?

Ngày nay, trồng răng vẫn là giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề răng mất, rụng. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn e ngại vì lo sợ phương pháp này sẽ gây ra đau đớn. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều phương pháp trồng răng và các phương pháp này đều được tối ưu nhất để hạn chế đau đớn cho người thực hiện. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp trồng răng giả cũng như trả lời cho câu hỏi: Trồng răng giả có đau không?

1. Các phương pháp trồng răng hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hình dành riêng cho các tình trạng răng gãy, rụng khác nhau. Hiểu hơn về các phương pháp trồng răng sẽ giúp khách hàng có lựa chọn phù hợp đối với tình trạng răng của mình.

 Hàm giả tháo lắp

Là phương pháp dùng hàm giả bằng nhựa, bên trên gắn răng giả thay thế răng thật. Hàm giả có thể tháo ra lắp vào, vệ sinh dễ dàng sau khi ăn nhai.

Đối tượng phù hợp:

Người già mất nhiều răng, người không đủ điều kiện để cắm implant.

Thời gian:

Thời gian hoàn thành ngắn, chỉ mất 3-5 ngày.

Chi phí: 3-5 triệu

Hàm răng giả tháo lắp (hình minh họa)

Cầu răng sứ

Là phương pháp trồng răng mà bác sĩ sẽ mài nhỏ 1 hoặc nhiều răng 2 bên khoảng mất răng để làm trụ đỡ, sau đó lắp cầu răng sứ cố định vào thay thế răng thật vào 2 răng đã mài và răng bị mất.

Đối tượng phù hợp: 

Người mất ít răng, các răng cạnh răng bị mất vẫn còn chắc khỏe.

Thời gian:

Thời gian hoàn thành ngắn, chỉ mất 3-5 ngày.

Chi phí: 1-10 triệu

Cầu răng sứ (hình minh họa)

Cấy ghép implant

Là phương pháp trồng răng bác sĩ sẽ đặt trụ titan trong xương hàm thay thế chân răng mất, sau đó bác sĩ sẽ chụp mão răng sứ lên trên thay thế cho răng thật.

Đối tượng phù hợp:

  • Mất 1 hoặc nhiều răng.
  • Người trên 18 tuổi.
  • Người bị tiêu xương ổ răng do mất răng lâu ngày, viêm nha chu.

Thời gian:

Cắm trụ implant mất khoảng 30 phút/răng, sau 1-3 tháng đợi trụ tích hợp với cơ thể sẽ gắn răng cố định.

Chi phí: 14 – 25 triệu/ răng.

Trồng răng giả bằng cấy ghép implant (hình minh họa)

2. Trồng răng giả có đau không?

Đối với phương pháp dùng hàm giả tháo lắp:

Nếu bạn chọn phương pháp lắp hàm giả thì bạn có thể yên tâm vì phương pháp này hoàn toàn không gây đau đớn. Bạn sẽ chỉ cần khoảng vài ngày để tập làm quen và thích ứng với hàm răng giả của mình.

 Đối với phương pháp làm cầu răng sứ:

Nếu bạn lựa chọn phương pháp này, để tiến hành, bác sỹ sẽ phải mài nhỏ bớt kích thước của răng thật kế cận răng đã mất. Mục đích để lấy 2 răng thật khỏe mạnh làm trụ cầu nâng đỡ có khối mão răng sứ gồm 3 răng nối liền với nhau, thay thế cho răng bị mất.

Khi tiến hành mài răng, chắc chắn sẽ gây ra đau nhức, ê buốt, sau đó, bác sỹ sẽ tiến hành đặt mão răng sứ lên trên răng thật. Việc xuất hiện của mão răng sứ sẽ gây ra vướng, đau nhức tại vị trí nướu và mô răng thật. Nhưng với sự hỗ trợ hiệu quả của thuốc gây tê và thuốc giảm đau, cảm giác này sẽ nhanh chóng tan biến trong quá trình làm cầu răng sứ. Sau khi làm xong, bạn cũng sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau để giảm thiểu tối ưu tình trạng đau, nhức.

Đối với phương pháp cấy ghép implant:

Vì trụ implant đặt vào trong xương hàm, nên bạn sẽ cảm thấy đau nhức và tại vị trí cấy ghép sẽ sưng tấy trong vài ngày gần giống với việc nhổ răng. Sau vài ngày, vết thương dần lành, sưng tấy và đau nhức cũng sẽ giảm. Sau khi trụ implant và xương hàm tích hợp, bác sỹ sẽ gắn mão răng sứ lên, khi đó, bạn sẽ có cảm giác hơi vướng cộm và hơi đau nhức tại vị trí nướu giống như với làm cầu răng sứ.

Tuy nhiên, bạn cũng không quá lo lắng vì với sự hỗ trợ của những phần mềm hiện đại và thuốc gây tê, các ca cắm ghép Implant trở nên dễ dàng, nhanh chóng và giảm thiểu tối đa sự đau đớn cho bệnh nhân. Khi được cấy vào trong xương hàm, Implant cần một khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng để bám chắc vào xương mà không gây ảnh hưởng gì đến sức bệnh nhân.

Bác sĩ gây tê để giảm đau đớn khi thực hiện trồng răng

3. Lưu ý sau khi trồng răng giả để giảm đau nhức tối đa

Sau khi trồng răng, bạn có thể sẽ cảm thấy vùng răng được trồng bị sưng và đau nhức. Đây là một số tips dành cho bạn để hạn chế được các tình trạng này:

  • Hạn chế đồ lạnh và các loại thức ăn cứng vì các loại thực phẩm này có thể gây ra tình trạng ê buốt và đau nhức chân răng.
  • Chườm đá lạnh ở vị trí nhổ răng để giảm tình trạng đau nhức.
  • Trong trường hợp đau nhức nặng, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ.

Răng giả sẽ cần khoảng 3-5 ngày để ổn định, sau đó các triệu chứng đau, nhức sẽ mất dần.

Tại Nha khoa Phương Nam, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn một cách cụ thể để có thể giảm đau nhức tối đa sau khi thực hiện phương pháp trồng răng.

Nếu cần tư vấn thêm về các phương pháp trồng răng, bạn vui lòng liên hệ với nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được giải đáp cụ thể!