Răng bị mẻ phải làm sao | Cách khắc phục không đau đớn

Do nhiều lý do mà không ít người gặp phải tình trạng răng sứt mẻ. Răng sứt, mẻ, vỡ không chỉ gây mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng khác. Vậy răng sứt mẻ phải làm sao? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp ngay qua bài viết dưới đây.

 

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứt, mẻ?

 

Răng sứt mẻ phải làm sao? Trước khi trả lời cho câu hỏi này, cần phải nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Răng sứt mẻ
 

Răng sứt mẻ do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân ngoại quan là nguyên nhân dễ nhận biết nhất, đó là do các lực bên ngoài tác động như tai nạn, chấn thương. Nhưng ít ai biết rằng, một nghiên cứu mới đây cho thấy, ngoại trừ những nguyên nhân khách quan thì vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sứt mẻ răng. Các trường hợp răng sứt mẻ thường xảy ra chủ yếu ở răng cửa và răng nanh.

Nguyên nhân bên trong do:

  • Nền răng yếu, việc thiếu hụt nội bộ như thiếu canxi trong men răng làm cho răng dễ bị phá vỡ hoặc quá trình sâu răng cũng làm ảnh hưởng đến men răng tạo nên các vết nứt, vết mẻ.
  • Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy lâu ngày không được chữa trị khiến vi khuẩn càng đục khoét sâu vào men răng và ngà răng gây vỡ mẻ.

Nguyên nhân bên ngoài do:

  • Chấn thương, va đập mạnh do va chạm xe, tại nạn…
  • Việc ăn nhai đồ quá cứng cũng có thể là nguyên nhân gây sứt mẻ răng
  • Các va chạm trực tiếp giữa các răng trong miệng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây mẻ răng. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm xảy ra.

Cách khắc phục tình trạng răng sứt mẻ

Răng bị sứt mẻ phải làm sao? Hay răng cửa bị sứt mẻ phải làm sao là câu hỏi của rất nhiều người. Và nếu bạn là một trong số đó thì dưới đây là câu trả lời dành cho bạn:

Răng bị sứt mẻ là cấu trúc của răng đã bị xâm lấn, hình thể của răng đã bị thay đổi. Trong trường hợp này, theo các chuyên gia cần phải dựa vào tình trạng răng sứt mẻ nặng hay nhẹ mà chỉ định phương pháp cho phù hợp.

Có 3 phương pháp khắc phục được răng sứt mẻ, cụ thể:

Hàn trám răng:

Hàn trám răng mẻ
  • Đối với trường hợp răng sứt mẻ nhẹ: có thể khắc phục bằng phương pháp hàn trám răng. Bác sĩ sẽ dùng nhựa composite resin hay sứ để trám vào chỗ mẻ để phục hồi hình dạng của răng. Sau khi trám, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng cực tím để làm khô, cứng chỗ trám rồi lại tiếp tục chỉnh hình cho tới khi răng có được hình dạng mong muốn.

Răng trám có thể có tuổi thọ tới 10 năm.

Dán sứ veneer:

  • Đây là mặt dán dùng để dán ra ngoài mặt răng nhằm che đi hình thể xấu của răng, cụ thể là răng sứt mẻ.
Mặt dán sứ veneer khắc phục răng sứt mẻ
  • Trước khi thực hiện dán sứ veneer, nha sĩ sẽ cạo bớt một phần rất nhỏ (dưới 1mm) men răng để có không gian dán veneer.
  • Nha sĩ sẽ xem xét hình dáng răng của bạn để tạo miếng dán sứ thích hợp rồi giúp bạn dán vào răng. Miếng dán này rất bền nên có thể dùng được tới 30 năm.

Bọc răng sứ:

  • Trong trường hợp răng bị tổn thương, sứt mẻ nặng thì đây là phương pháp bạn nên xem xét. Bởi bọc răng sứ là phương pháp dùng mão sứ chụp lên răng thật sau khi mài răng thật chuẩn theo tỉ lệ.
Bọc răng sứ khắc phục hoàn toàn răng sứt mẻ
  • Răng sứ có hình dạng y như răng thật, không chỉ khắc phục được hình thể mà nó còn cải thiện được màu sắc của răng.

Xem thêm: So sánh 2 phương pháp dán sứ veneer và bọc răng sứ

Nếu bạn đang có cùng câu hỏi Răng bị mẻ phải làm sao và cần tư vấn kỹ hơn về các phương pháp khắc phục, vui lòng liên hệ với Nha khoa Phương Nam theo số hotline 0941 944 977 để được tư vấn chi tiết và miễn phí.

Nguồn: nhakhoaphuongnam.vn