Cách chữa đau răng cho bà bầu- Lời khuyên từ các chuyên gia

Phụ nữ trong thời gian mang bầu thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về răng lợi. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt trong thời gian mang bầu. Nếu như không khắc phục tình trạng đau nhức răng kéo dài có thể dẫn đến khả năng sinh non hoặc xảy thai. Vậy có những cách chữa đau răng cho bà bầu nào hiệu quả mà an toàn? Hãy đọc tham khảo qua bài viết dưới đây!

60% phụ nữ có thai bị đau nhức răng kéo dài

Đau nhức răng ở bà bầu do đâu ???

Trong thời kì có thai nhất là giai đoạn 3 tháng đầu, bà bầu buộc phải đối mặt với hiện tượng đau nhức răng rất dữ dội. Nguyên nhân là do cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là các loại nội tiết tố như estrogen và progesterone. Ngoài ra do sự tấn công mạnh của các vi khuẩn gây sưng nướu, chảy máu chân răng khi đánh răng quá mạnh.

Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng không cẩn thận cũng là nguyên nhân dẫn đến đau răng ở bà bầu. Do thói quen ăn uống thường thích ăn các đồ chua, ngọt, khi ăn thường chia ra nhiều bữa nhỏ khiến cho việc vệ sinh răng không được sạch. Từ đó gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng gây ra đau nhức răng ở bà bầu.

Thói quen ăn uống trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân đau nhức răng

Một lý do khác khiến bà bầu đau nhức răng đó là răng khôn mọc lệch. Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm “chiếc răng khỏe mạnh” dần bị tiêu hủy, lung lay có thể dẫn đến sâu, nặng hơn nó sẽ khiến chiếc răng này bị xô đẩy chèn ép và rụng đi. Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Sự tích tụ lâu ngày gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng…

Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng gì nếu như mẹ bầu bị đau nhức răng

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, 25% thai phụ bị xảy thai hoặc sinh non nguyên nhân là do viêm lợi, viêm nha chu. Và người ta ghi nhận rằng viêm lợi, viêm nha chu trong thai kỳ làm tăng 2-4 lần nguy cơ sinh non (trước 37 tuần), tăng 7 lần sinh nhẹ cân (dưới 2500 gram), tăng 2-3 lần tiền sản giật.

Hậu quả của sinh non, sinh nhẹ cân, tiền sản giật rất nặng nề mà không phải thai phụ nào cũng hình dung và lường trước. Theo nghiên cứu của Goldenberg, 2008: Sinh non, sinh nhẹ cân là nguyên nhân của 75% tỷ lệ tử vong sơ sinh, trên 50% tỷ lệ mắc bệnh mạn tính ( bệnh bại não, nhận thức kém, khả năng nhìn kém, tăng động/tự kỷ,…).

Tử vong là hậu quả nặng nề nhất khi trẻ bị sinh non

Do đó, nếu như không chấm dứt ngay tình trạng đau răng kéo dài ở bà bầu có thể dẫn đến hệ lũy xấu cho thai nhi. Nhưng bà bầu lại không thể sử dụng thuốc kháng sinh nên sẽ khó khăn lựa chọn phương pháp hơn. Vậy bà bầu đau nhức răng phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu tiếp qua đoạn viết dưới.

Bà bầu đau nhức răng phải làm sao?

Nhiều người hay truyền miệng nhau về những cách chữa đau răng bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ làm giảm tạm thời cơn đau nhức hay diệt khuẩn cao chứ hoàn toàn không chữa trị triệt để. Dưới đây là 3 cách chữa đau răng cho bà bầu dứt điểm theo lời khuyên của các chuyên gia.

Trị sâu răng bằng cách trám răng

Cùng với sự phát triển của khoa học ngày nay, thì việc chữa trị sâu răng đảm bảo an toàn cho các mẹ bầu là điều có thể. Một điều rõ ràng là không phải phương pháp điều trị răng miệng nào cũng được khuyến khích cho bà bầu. Tuy nhiên bà bầu vẫn có thể trám răng sâu. Khi răng bị sâu răng (ở mức độ vừa phải, chưa gây đau nhức), bà bầu hoàn toàn có thể thực hiện hàn răng để giải quyết vấn đề răng miệng của mình.

Đặc biệt trong giai đoạn thai nhi được 21 tuần tuổi (ba tháng giữa của thai kỳ) là giai đoạn mà nhiều thai phụ có thể chịu đựng được các can thiệp khó hơn như nhổ răng hoặc tiểu phẫu. Trám răng nếu không sử dụng thuốc gây tê tại chỗ hoặc chụp X-quang thì mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm.

Trám răng không dùng thuốc tê đảm bảo an toàn cho thai nhi

Xem thêm tại đây: Cách hàn trám răng bằng Lasez 4.0

Chữa viêm lợi bằng lấy cao răng

Khi mang thai, phụ nữ thường có nguy cơ viêm lợi hơn bình thường. Thường thì tình trạng này bắt đầu từ tháng thứ 2 và nặng nhất vào tháng thứ 8 của thai kỳ, hoặc có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi sinh. Để khắc phục điều này, bác sỹ khuyên các mẹ bầu nên đi lấy cao răng để chữa trị triệt để. Đặc biệt, khi lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0 mang lại hiệu quả vượt trội và an toàn cho bà bầu.

Do hoạt động nhờ bước sóng siêu âm với tính năng cảm ứng điện từ nhận biết các hợp chất dạng cứng của muối vô cơ (gồm carbonat và phosphate) và cặn mềm (gồm vụn thức ăn và chất khoáng) để làm tan rã chúng. Bước sóng siêu âm còn có thể đi sâu xuống dưới nướu, lấy sạch cao răng ở vùng này mà không cần thực hiện tách lợi. Không những vậy, thiết kế nhỏ gọn của máy có thể dễ dàng di chuyển trong khoang miệng và thao tác ở các tư thế khác nhau, góp phần đánh bật hoàn toàn các mảng bám.

Lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0 mang lại hiệu quả vượt trội

Tìm hiểu thêm về dịch vụ lấy cao răng bằng máy siêu âm, xem thêm Tại đây: Lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0 tại nha khoa Phương Nam

Khắc phục răng khôn theo chỉ định bác sỹ

Bác sỹ khuyên rằng khi mang thai, bà bầu không nên nhổ răng khôn. Bởi nhổ răng khôn dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng cao. Đặc biệt nhổ răng khôn phức tạp hơn nhổ một chiếc răng thông thường rất nhiều, phải trải qua các công đoạn tất yếu như chụp phim, tiểu phẫu. Trong quá trình làm tiểu phẫu việc tiêm thuốc tê và uống thuốc kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Tất cả điều này hoàn toàn không có lợi cho thai nhi. Chính vì vậy, giải pháp an toàn nhất là các bà mẹ nên đến các nha khoa uy tín để được bác sỹ tư vấn và khám. Nếu như tình trạng đau nhức răng kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì có thể áp dụng 1 số phương pháp dân gian để giảm đau nhức tạm thời mà vẫn an toàn cho bé.

Không nên nhổ răng khôn trong quá trình mang thai

Một số cách làm giảm đau nhức cho bà bầu:

  • Ngậm nước muối. Những hạt muối tự nhiên có tác dụng sinh lí rất tốt, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lí về răng miệng có thể phát sinh khi răng số 8 mọc. Pha muối với nước ấm để có dung dịch nước muối loãng – súc miệng thường xuyên sau ăn hay ngay khi cơn đau nhức kéo đến.
  • Chườm đá lạnh. Chườm đá lạnh có tác dụng tạm thời giúp bà bầu giảm cơn đau đang kéo đến. Chườm vùng má ngoài răng khôn để đẩy lùi cơn đau, giúp dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Súc miệng với nước lá lốt: Đây là phương pháp dân gian đẩy lùi những cơn đau nhức do răng gây ra. Lá và rễ lá lốt chứa nhiều benzylacetat – thành phần có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm khá hiệu quả. Bạn có thể lấy rễ lá lốt dập nát với vài hột muối, cạn lấy nước bôi lên chỗ răng đau hoặc súc miệng với nước lá lốt đun sôi để nguội.

 

Giảm đau nhức răng bằng các phương pháp đơn giản

Theo số lượng thống kê, trên thế giới có hơn 60% một số bà mẹ có thai gặp nên hiện tượng đau nhức răng kéo dài. Trong số đó, những người không tìm cách chữa có hơn 70% bị sinh non, hơn 20% em bé sinh ra không được khỏe mạnh, chỉ có khoảng 3% là mẹ và bé đều khỏe mạnh. Số còn lại trong đấy gặp bắt buộc hiện tượng xấu nhất chính là sẩy thai. Đừng để bản thân mình nằm trong số 70% đó!

Để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra và có cách khắc phục hợp lý khi gặp tình trạng đau nhức răng. Trong thời gian mang bầu, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn bình thường để hạn chế nguy cơ bị đau nhức răng trong thời gian mang thai.

Nếu cần tư vấn thêm về niềng răng thẩm mỹ, bạn vui lòng liên hệ với nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được giải đáp cụ thể!

Nguồn: nhakhoaphuongnam.vn