Chi tiết về các loại mắc cài niềng răng – Tư vấn chọn loại phù hợp

Trước khi niềng răng có quá nhiều việc mà bạn cần tìm hiểu, bởi niềng răng không phải trong ngày 1 ngày 2 mà là cả 1 quá trình đòi hỏi công sức, thời gian và cả tiền bạc. Tìm hiểu về địa chỉ uy tín, bác sĩ niềng răng, phương pháp niềng răng… Ngoài ra, chi tiết về các loại mắc cài niềng răng cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về các loại mắc cài trong chỉnh nha

1. Phân loại các loại mắc cài niềng răng theo cấu tạo

Xét về cấu tạo, mắc cài niềng răng được chia ra làm 2 loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc.

a, Mắc cài thường:

Mắc cài thường là loại mắc cài ra đời sớm nhất, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Cấu tạo của mắc cài thường bao gồm mắc cài – dây cung và thun buộc. Trong đó thun buộc có chức năng cố định dây cung trong rãnh mắc cài.

  

Mắc cài kim loại thường là loại mắc cài tiết kiệm chi phí nhất

♦ Ưu điểm:

– Chi phí thấp.

– Đảm bảo hiệu quả niềng răng.

♦ Nhược điểm:

– Tái khám chỉnh nha nhiều lần.

– Phải thay thun buộc đúng hẹn nếu không sẽ không đảm bảo được tiến trình răng di chuyển.

– Có thể bị bong, tuột mắc cài trong quá trình niềng.

Phù hợp với đối tượng muốn tiết kiệm chi phí chỉnh nha.

b, Mắc cài tự buộc:

Là dạng cải tiến từ mắc cài thường, niềng răng mắc cài tự buộc có cấu tạo bao gồm mắc cài và dây cung. Trong đó mắc cài tự đóng, dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài mà không cần thun buộc cố định như mắc cài cổ điển.  Chính vì thế, mắc cài tự buộc còn có tên gọi là mắc cài tự đóng hoặc mắc cài tự động.

Mắc cài tự buộc giảm thiểu số lần tái khám

♦ Ưu điểm:

– Giảm thiểu số lần tái khám với bác sĩ.

– Lực di chuyển ổn định, rút ngắn thời gian đeo niềng.

– Không bị bong tuột, không gây ma sát, giảm thiểu đau nhức.

♦ Nhược điểm:

– Kỹ thuật chỉnh nha phức tạp, đòi hỏi bác sĩ giỏi thực hiện.

– Giá tiền cao hơn so với mắc cài thường.

Nếu có điều kiện về chi phí và thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín thì bạn nên lựa chọn mắc cài tự buộc.

2. Phân loại các loại mắc cài niềng răng theo chất liệu:

Mắc cài sứ/ pha lê đảm bảo thẩm mỹ

a. Mắc cài kim loại

Mắc cài kim loại cũng bao gồm 2 loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc. Với mắc cài kim loại, khi đeo dễ bị lộ, không đảm bảo thẩm mỹ. Không phù hợp với người thường xuyên giao tiếp, lên truyền hình.

b. Mắc cài sứ/ pha lê

Nếu muốn chọn mắc cài thẩm mỹ, bạn có thể dùng mắc cài sứ hoặc mắc cài pha lê. Với màu trắng gần trùng với màu răng thật thì người đối diện khó mà phát hiện bạn đang đeo mắc cài.

Mắc cài sứ/ pha lê cũng được chia ra làm 2 loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc cho bạn lựa chọn.

3. Phân loại các loại mắc cài niềng răng theo hình thức chỉnh nha:

a, Mắc cài mặt ngoài

Là loại mắc cài phổ biến thường được sử dụng. Mắc cài được gắn ở mặt ngoài nên thuận tiện cho việc vệ sinh cũng như các thao tác chỉnh nha của bác sĩ. Không gây ảnh hưởng, tổn thương đến các mô mềm.

b, Mắc cài mặt trong

Là mắc cài được gắn ở mặt bên trong của răng, đảm bảo thẩm mỹ tuyệt đối, không bị phát hiện. Mắc cài được gắn ở mặt bên trong của răng nên khiến việc vệ sinh khó khăn, cọ xát với lưỡi và mô mềm dễ gây tổn thương.

Kỹ thuật chỉnh nha phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao. Chi phí cao nhất trong tất cả các loại mắc cài.

Mắc cài mặt trong được giấu kín bên trong không bị phát hiện

c, Niềng răng khay trong

Là hình thức niềng răng hoàn toàn khác so với niềng răng mắc cài. Thay vì dùng mắc cài gắn cố định thì bằng việc sử dụng các khay niềng răng trong suốt, bác sĩ sẽ thực hiện chỉnh răng về vị trí như mong muốn.

♦ Ưu điểm:

– Khay trong suốt, đảm bảo thẩm mỹ tuyệt đối.

– Tháo lắp dễ dàng nên thuận lợi hơn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng.

– Giảm thiểu số lần tái khám.

– Phần mềm phân tích chỉnh nha vạch rõ phác đồ điều trị, xem trước kết quả.

Khay trong đảm bảo thẩm mỹ, tháo lắp dễ dàng

♦ Nhược điểm:

– Chỉ dành cho trường hợp răng lệch lạc ít, sai khớp cắn nhẹ.

– Thời gian chỉnh nha lâu hơn mắc cài.

– Chi phí cao.

Để tìm hiểu thêm về các loại mắc cài niềng răng, bạn có thể liên hệ với nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc inbox trực tiếp để được tư vấn nhé!

Nguồn: nhakhoaphuongnam.vn