Khi niềng răng, tụt lợi không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tụt lợi, khách hàng cần tìm được biện pháp khắc phục phù hợp để cải thiện tình trạng này. Bài viết này Nha khoa Phương Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé!
Tụt lợi là gì? Những dấu hiệu của tụt lợi khi niềng răng mà cần biết.
Tụt lợi còn được biết đến là tụt nướu răng. Đây là hiện tượng phần lợi bị tụt sâu vào chân răng, khiến chân răng dần bị dài lộ rõ. Nếu không sớm điều trị, lợi sẽ bị tụt sâu hơn và chân răng sẽ lộ rõ hơn mỗi ngày.
Tụt lợi khi niềng răng không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười. Bên cạnh đó còn khiến răng tăng độ nhạy cảm, đồng thời gây ra hàng loạt các bệnh lý khác cho răng như viêm nướu, viêm nha chu,…
Tụt lợi khi niềng răng có thể do nhiều nguyên nhân, nếu biết được những nguyên nhân gây ra tụt lợi có thể giúp bạn trong tránh và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Dấu hiệu của tụt lợi khi niềng răng
Những dấu hiệu của tụt lời mà bạn có thể nhìn, cảm nhận bằng mắt thường:
- Chảy máu chân răng sau đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa hoặc ấn nhẹ vào nướu
- Nướu sưng, đỏ bất thường, gây ra những cơn đau nhẹ
- Hôi miệnglà biểu hiện thường gặp nhất của bệnh nha chu
- Đau ở nướu, ấn nhẹ sẽ thấy mủ hoặc máu chảy ra
- Nướu bị thu hẹp, tụt về phía chóp răng làm lộ chân răng
- Cảm giác ê buốt, nhức khi ăn uống do men răng bị mất hoặc ăn mòn
- Răng lung lay khi sờ vào hay cảm giác khi ăn nhai
Nguyên nhân dẫn đến tụt lợi khi niềng răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tụt lợi khi niềng răng. Theo các chuyên gia tại Nha khoa Phương Nam, có 5 nguyên nhân chính dưới đây. Khi bạn hiểu rõ được nguyên nhân do đâu. Bạn sẽ có cách điều trị phụ hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chăm sóc vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nhiệt tình với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn khi niềng răng mà chưa nắm được cách vệ sinh răng chính xác sẽ dẫn đến nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng bởi những nguyên nhân sau:
- Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng khiến răng và nướu bị tổn thương.
- Lực đánh răng mạnh và không đúng kỹ thuật, khiến nướu sưng, viêm, trầy xước.
Răng có nhiều cao răng và mảng bám
Đây được xếp vào nguyên nhân hàng đầu dẫn dẫn đến tụt lợi răng. Trong thời gian đeo niềng răng, việc vệ sinh răng gặp rất nhiều khó khăn. Rất dễ dẫn đến mảng bám này sẽ tích tụ lại với nhau thành cao răng. Chúng bám chặt ở chân răng và nướu khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, hình thành nên bệnh viêm nướu và viêm nướu chính là nguyên nhân dẫn đến tụt lợi. Chính vì vậy bạn cần chú ý cách chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các bệnh lý về răng miệng
Thêm một nguyên nhân khác dẫn đến việc tụt lợi khi niềng răng chính là các bệnh lý về răng miêng như viêm nướu, viêm nha chu. Trước khi thực hiện chỉnh nha cần điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng. Việc không chữa khỏi, còn vi khuẩn trong khoang miệng sẽ gây nên bệnh tụt lợi khi niềng răng như đau răng hàm, sâu răng, hôi miệng,…
Lực siết mắc cài không phù hợp
Những trường hợp người có răng yếu, dễ bị lung lay, bác sĩ nha khoa để tránh tổ chức quanh răng bị gây tổn thương, thông thường sẽ tiến hành từ từ siết dây cung. Trong tình huống bác sĩ dùng lực mạnh do không phát hiện có thể ở răng và mô nướu tăng áp lực lên, khiến lung lay răng ở mức độ nặng và dẫn đến tụt nướu.
Do đó, bạn cần thông báo đầy đủ với bác sĩ điều trị trước khi tiến hành niềng răng – chỉnh nha về tình trạng răng miệng của mình. Đồng thời bạn nên thông báo với bác sĩ nếu sau mỗi lần siết dây cung cảm thấy cơn đau nhức kéo dài. Lúc này bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo phù hợp.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Theo các bác sĩ chỉnh nha, niềng răng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, không dai dính. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen ăn các thức ăn cay nóng, cứng, chứa nhiều axit… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây ra những sự cố bung mắc cài mà nguy cơ tụt lợi còn tăng lên nhanh chóng.
Cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng
Theo các chuyên gia tại Nha khoa Phương Nam. Để hạn chế được tối đa tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn chú ý những điều sau:
- Vệ sinh, chăm sóc răng đúng cách khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, cần chú ý lựa chọn loại bàn chải đánh răng có lông mềm vừa phải, đánh răng với lực vừa đủ nhẹ nhàng.
- Cần duy trì thực hiện cạo vôi răng định kỳ ít nhất 3- 6 tháng/1 lần để răng được làm sạch các mảng bám mà phương pháp vệ sinh thông thường không thể thực hiện được.
- Chú trọng chọn lựa địa điểm niềng răng uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ tân tiến với phác đồ điều trị chuẩn xác để quá trình niềng răng được diễn ra đảm bảo đúng kỹ thuật, hạn chế sai lệch và các biến chứng khi niềng răng.
Ngoài ra, nếu tình trạng tụt lợi ngày càng diễn biến nặng hơn mà không thuyên giảm khi đã thực hiện những giải pháp trên, khách hàng cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan
14/09/24
10/09/24
04/07/24
04/07/24
04/07/24
02/07/24