TÁC HẠI CỦA ĐỒ ĂN CỨNG ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG

Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt đều đến từ 2 điều kiện: thói quen sử dụng thực phẩm và vệ sinh răng miệng. Thức ăn cứng là nhóm thực phẩm có hại cho răng dù cho bạn có đánh răng thường xuyên.

1. Thức ăn cứng làm hại đến răng như thế nào?

Thực chất đồ ăn cứng không xấu, tuy nhiên nếu dùng quá thường xuyên và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến răng và khớp thái dương hàm. 

Cấu tạo răng gồm 3 thành phần chính, tính từ ngoài vào là men răng, ngà răng, tuỷ răng. Men răng có độ dày 2mm, rất cứng và có nhiệm vụ chịu lực quan trọng trong khi ăn, nhai. 

Dù men răng cứng, khó bị phá vỡ nhưng 1 số loại thức ăn cứng có thể phá vỡ lớp men răng nếu bạn sử dụng chúng mỗi ngày và tần suất nhiều lần trong 1 ngày. Khi lớp men răng bị phá hỏng bởi các loại thức ăn cứng sẽ dẫn đến tình trạng sứt mẻ răng, cũng có thể gây gãy răng.

Bên cạnh đó, việc cố gắng nhai vỡ đồ ăn cứng sẽ tăng áp lực lên cơ nhai và hệ thống khớp. Nếu áp lực này lặp lại thường xuyên có thể gây các bệnh lý rối loạn cơ khớp hệ thống nhai như viêm khớp thái dương hàm.

2. Những loại thức ăn cứng nào nên hạn chế sử dụng?

Đá lạnh: Nhai đá lạnh còn khiến răng bị nứt mẻ, gây sâu răng và sưng đau cơ hàm, gây xô lệch răng và lâu dài khiến răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh.

Việc nhai đá cũng ảnh hưởng xấu đến nướu, nướu dễ bị tổn thương do các cạnh cứng và sắc của đá, dẫn đến viêm nướu hoặc nhiễm khuẩn nướu.

Vỏ các loại hạt/ vỏ hải sản: Vỏ hải sản/ hạt cứng cũng gây áp lực lên răng, nướu răng và hàm nhai. Việc tự dùng răng để cắn bể lớp vỏ cứng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sứt mẻ răng và gãy răng đối với trẻ em/ người già. Vụn vỏ cứng cũng dễ khiến nướu bị xước, chảy máu.

 

Các loại kẹo cứng: Các loại kẹo cứng có thể gây sức mẻ răng ở mức độ nhẹ đến vừa, ngoài ra lượng đường trong kẹo cũng dễ dẫn đến sâu răng. 

 

Ngoài ra, những thói quen xấu như dùng răng mở nắp chai nước, bóc vỏ mía,… sẽ tác động mạnh đến các cạnh răng, làm xước bề mặt răng, vỡ răng.

3. Nên làm gì để hạn chế thói quen ăn đồ ăn cứng quá nhiều?

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhai một chất cứng có thể làm hỏng men răng và khiến bạn dễ gặp phải các vấn đề không mong muốn về răng như sứt mẻ, nứt, hoặc thậm chí là gãy răng. Nhưng để từ bỏ 1 thói quen chắc chắn không dễ, thay vì dùng răng để nhai thức ăn cứng theo thói quen/ sở thích gây nguy hại đến răng, bạn hãy thử:

Nếu bạn có thói quen nhai đá khi uống nước,  hãy chọn loại nước lạnh hoặc đồ uống đã được làm lạnh mà không có đá.

Thay vì dùng răng để bóp vỡ các loại vỏ hạt, hay càng cua, hãy mua 1 thiết bị chuyên dụng để bóc tách vỏ hạt/ vỏ càng cua.

Trên đây là bài viết “Tác hại của đồ ăn cứng đối với sức khoẻ răng miệng” nhằm chia sẻ những kiến thức về các cách thức chăm sóc răng miệng đến với mọi người. Nếu quý khách cần tư vấn về các dịch vụ thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng, hãy chủ động liên hệ nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được giải đáp cụ thể!