NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÔNG NGỜ KHIẾN RĂNG NHẠY CẢM HƠN

Răng nhạy cảm, hay còn gọi là răng ê buốt cản trở rất nhiều người trong việc ăn uống, hay thậm chí là việc hít thở không khí lạnh cũng gây buốt nhức chân răng. Vậy lí do khiến răng nhạy cảm là gì, và cách phòng tránh chúng như thế nào? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây.

1. VÌ SAO RĂNG BỊ NHẠY CẢM HƠN?

1.1.Chế độ ăn uống có nhiều thực phẩm chứa Axit: 

Nếu bạn có thói quen ăn nhiều đồ ăn chua lâu ngày như cam chanh, dưa chua hoặc đồ uống có gas, rượu bia,… răng bạn sẽ bị ê buốt do những thức ăn có tính axit  gây mòn răng và phân hủy bề mặt răng, dẫn đến lộ ngà khiến răng nhạy cảm hơn

Ăn nhiều đồ chua khiến men răng bị bào mòn gây ê buốt

1.2.Chăm sóc răng miệng sai cách:

Đánh răng sai cách như chọn bàn chải có lông quá cứng, lực chải quá mạnh và đánh răng trên 3 lần/ngày khiến men răng bị bào mòn dần gây ê buốt, hơn nữa còn có thể gây chảy máu chân răng.

Làm đẹp răng không theo chỉ dẫn của bác sĩ như làm trắng răng cấp tốc, cạo vôi răng cũng khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn.

1.3.Do bệnh lý răng miệng:

Sâu răng: Những lỗ hỏng trên răng khi sâu răng khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích khi dùng thực phẩm nóng lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu răng.

Mẻ răng: Những vết nứt trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ cùng các mảng bám dẫn đến viêm nhiễm vào tủy răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có nguy cơ bị áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng.

Tụt nướu: Tình trạng này thường xảy ra ở những người mắc bệnh nha chu và sẽ gây lộ ngà răng, gây ê buốt chân răng.

Mẻ răng cũng gây ê buốt răng

1.4.Những thói quen xấu:

Hiện tượng nghiến răng có thể xuất phát do stress và căng thẳng kéo dài, nhiều người nghiến răng trong vô thức khi thức hoặc ngủ, hay thói quen nhai đá và đồ cứng thường xuyên cũng gây áp lực lên chân răng gây ê nhức khó chịu. 

Nghiến răng trong vô thức tạo nên áp lực lên chân răng

2. HẬU QUẢ CỦA Ê BUỐT RĂNG

Tuỳ vào mức độ ê buốt răng sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của bạn. Hiện tượng ê nhức khiến bạn không thể ăn những thức ăn bạn yêu thích, có thể dẫn đến chứng biến ăn gây suy nhược cơ thể kể cả trẻ em hay người lớn. Ngoài ra các bệnh gây ê buốt răng như sâu răng, tụt nướu nếu không điều trị kịp thời càng gây hại cho sức khoẻ răng miệng tổng quát.

Ê buốt răng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày

3. CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ RĂNG NHẠY CẢM

Đánh răng luôn là giải pháp đáp chăm sóc răng miệng hiệu quả nhất -1
Đánh răng với kem đánh răng fluoride cùng nước ấm giúp hạn chế ê buốt răng
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, kem đánh răng có độ mài mòn thấp, có thành phần fluoride giúp răng chắc khoẻ và hạn chế sâu răng gây ê nhức.
  • Chải răng với lực nhẹ nhàng tối đa 2 phút. Có thể đánh răng với nước ấm sẽ giúp hạn chế cảm giác ê buốt răng.
  • Tránh những thực phẩm có tính axit. Sau khi ăn những thực phẩm có tính axit, hãy chờ một khoảng 1 giờ hoặc lâu hơn hãy đánh răng để men răng ổn định trở lại.
  • Hạn chế thói quen nghiến răng để giảm áp lực lên chân răng
  • Thăm khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm những bệnh về răng miệng và có biện pháp điều trị tận gốc. Thực hiện lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần chính là cách chăm sóc và bảo vệ răng tốt nhất.

Trên đây là bài viết về những nguyên nhân khiến răng nhạy cảm và những cách phòng ngừa chứng ê buốt răng hiện nay. Nếu bạn có tình trạng ê buốt răng, vui lòng liên hệ với nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được chữa trị kịp thời!

1461 1151 1149 1137 808 461