NHỮNG LÝ DO KHIẾN HƠI THỞ CÓ MÙI DÙ ĐÁNH RĂNG THƯỜNG XUYÊN

Nhiều bệnh nhân tìm đến nha khoa với lý do hơi thở có mùi hôi dù đã thường xuyên vệ sinh răng miệng hằng ngày. Hãy để nha khoa Phương Nam hỗ trợ bạn tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân và cách chữa trị nhé!

1. Nguyên nhân gây hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Triệu chứng này sẽ khiến bạn bị giảm tự tin khi giao tiếp. Dù sau khi bạn vừa xúc miệng sạch sẽ, các nguyên nhân dưới đây có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu:

Thực phẩm nặng mùi khiến hơi thở có mùi hôi
  • Sử dụng các thực phẩm có mùi hăng và nồng như: hành tỏi, thịt cá,…
  • Giảm tiết nước bọt do dùng thuốc, tuổi tác hoặc do bệnh lý.
  • Rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao tạo ra môi trường giúp phát triển các vi khuẩn có hại bào mòn men răng gây sâu răng và hơi thở có mùi hôi.
  • Niềng răng và các khí cụ cố định răng, nếu vệ sinh không kỹ sẽ tạo ra những mảng bám thức ăn còn đọng lại gây hôi miệng và sâu kẽ răng.
Niềng răng nếu vệ sinh không kỹ gây nên sâu kẽ răng, hôi miệng
  • Sâu răng, các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu gây hôi miệng
  • Có bệnh lý về dạ dày – đường ruột: Viêm loét hoặc trào ngược dạ dày là nguyên nhân phổ biến khiến hơi thở có mùi khó chịu.
  • Bệnh tiểu đường, bệnh gan thận… cũng góp phần gây ra nguy cơ hôi miệng do quá trình phân hủy mỡ trong cơ thể.
  • Bệnh lý về mũi họng: Rối loạn hô hấp, cảm ho, viêm họng, nghẹt mũi cũng có thể dẫn đến hôi miệng.
Bệnh lý về đường tiêu hoá cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

2. Nên làm gì khi hơi thở có mùi hôi?

Kẹo cao su giúp thơm miệng tạm thời
  • Sử dụng kẹo cao su hoặc nước súc miệng, dung dịch xịt thơm miệng sau bữa ăn hoặc bất cứ khi nào hơi thở có mùi.
  • Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
  • Vệ sinh kỹ vùng lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ chà lưỡi chuyên dụng, vì bề mặt lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn từ cặn thức ăn hoặc khói thuốc.
  • Ăn nhiều trái cây chứa Vitamin C như cam, chanh, ổi, thơm,… giúp tăng tiết nước bọt, bên cạnh đó giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám gây hôi miệng.
  • Bổ sung nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng dẫn đến hôi miệng
  • Khám nha theo định kỳ 4 – 6 tháng/lần để tìm ra nguyên nhân từ vùng miệng như sâu răng, nha chu, viêm nướu,… và thực hiện các can thiệp nha khoa khi cần.
  • Nếu nha khoa vẫn không thể trị dứt điểm tình trạng hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh cần đến các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu… để tìm ra những nguyên nhân khác và được chữa trị kịp thời.
Lấy cao răng tại nha khoa Phương Nam đạt chuẩn chất lượng cũng như đảm bảo an toàn - 1
Kiểm tra răng miệng để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời

Trên đây là phần giải đáp của nha khoa Phương Nam về thắc mắc “Vì sao đánh răng thường xuyên nhưng hơi thở vẫn có mùi hôi?”. Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn về những tình trạng răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được giải đáp cụ thể!