Hở lợi không ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, tuy nhiên lại khiến nhiều người trở nên tự ti vì nụ cười khá mất thẩm mỹ. Điều trị hở lợi là một kỹ thuật nha khoa khó, cần phải khám trực tiếp tình trạng, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi quyết định tiến hành thực hiện.
1.THẾ NÀO LÀ CƯỜI HỞ LỢI?
Theo 1 cách dễ hiểu, hở lợi được biểu hiện rõ nhất khi cười làm lộ phần nướu ở hàm trên quá nhiều, khiến cho nụ cười trở nên kém thu hút, mất thẩm mỹ. Dù không phải bệnh lý nhưng tình trạng hở lợi lại khiến nhiều người cảm thấy e ngại khi cười, ngại giao tiếp với những người xung quanh.
Tình trạnh hở lợi khi cười được chia làm 4 cấp độ:
- Hở lợi nhẹ: Mô nướu hiện từ 3-4 mm và ít hơn 25% chiều dài răng
- Hở lợi trung bình: Mô nướu hiện nhiều hơn 25% và ít hơn 50% chiều dài của răng, tức khoảng 4 – 7 mm
- Hở lợi nặng: Mô nướu hiện nhiều hơn 50% và ít hơn 100% chiều dài của răng, khoảng trên 7mm
- Hở lợi rất nặng: Mô nướu hiện nhiều hơn 100% chiều dài của răng, Khi này, lợi che phủ gần hết thân răng, khiến răng trông nhỏ và rất ngắn.
2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG CƯỜI HỞ LỢI
Theo các chuyên gia, cười hở lợi có 4 nguyên nhân chính sau:
- Lợi phát triển mạnh:
Khi phần lợi phát triển mạnh sẽ bao trùm và bắt đầu che phủ dần phần thân răng. Khi đó khách hàng cười nhẹ cũng để lộ phần lợi. Là hậu quả của bệnh viêm lợi hoặc do dùng thuốc hay hậu quả sau nắn chỉnh răng.
- Xương hàm trên phát triển quá mức:
Xương hàm trên phát triển quá mức xuống dưới, đôi khi vồng lên vùng dưới môi khiến lợi bị hở rất rộng mỗi khi cười. Điều này dẫn tới biểu hiện răng hô về phía trước kèm theo cười hở lợi.
- Nhóm răng cửa phía trên quá ngắn:
Là khi tình trạng răng mọc sâu vào trong lợi, còn lợi thì phát triển bình thường. Điều này vô tình khiến kích thước của răng và lợi khá chênh lệch, dẫn đến nụ cười của bạn hở lợi.
- Cơ môi di chuyển lên quá cao khi cười:
Do cơ nâng môi hoặc cơ vòng môi bị di chuyển lên quá cao khiễn bạn có nụ cười hở lợi không thẩm mỹ.
3.CÁCH ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG HỞ LỢI
Với mỗi nguyên nhân hở lợi, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng, người bệnh sẽ được bác sĩ nha khoa tư vấn điều trị phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật.
Điều trị không cần phẫu thuật với phương pháp niềng răng kết hợp đánh lún:
Đây là phương pháp phù hợp với những trường hợp khớp cắn quá sâu và răng hàm trên mọc chen chúc ở hàm dưới khiến vùng nướu bị hóp. Bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng để cố định minivis vào răng của bạn, có tác dụng làm dịch chuyển răng, giảm khoảng cách giữa môi và cổ răng, giảm tình trạng cười hở lợi.
Niềng răng kết hợp đánh lún là phương pháp điều trị hở lợi an toàn, hạn chế đau đớn trong quá trình điều trị, mang lại hiệu quả cao nhưng thời gian thực hiện khá dài từ 6-12 tháng.
Điều trị bằng phẫu thuật nha
- Phẫu thuật tạo đường viền nướu:
Áp dụng cho những trường hợp thân răng ngắn. Là phương pháp loại bỏ phần mô lợi thừa, kéo dài thân răng, điều chỉnh lại mức độ cân đối giữa môi, nướu, một cách nhanh chóng nhẹ nhàng, không cần khâu vết thương. Điều trị bằng cách này, bệnh nhân hở lợi sẽ không bị đau, không chảy máu, mau lành thương, không mất nhiều thời gian điều trị và phục hồi.
- Phẫu thuật cắt xương hàm:
Áp dụng cho trường hợp cả lợi và xương ổ răng phát triển quá mức. Nha sĩ sẽ tiến hành cắt tiền định hàm, đẩy hàm lùi vào trong và lên trên rồi cố định lại bằng vít titan. Hàm sau cũng được phẫu thuật sẽ cân xứng hơn, hết hô và khỏi cười hở lợi. Người bệnh sẽ mất vài tuần để phục hồi bằng phương pháp điều trị này.
Nếu bạn hoặc người thân có nụ cười hở lợi, vui lòng liên hệ nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được hỗ trợ điều trị, bạn nhé!
Bài viết liên quan
02/10/24
14/09/24
10/09/24
02/09/24
01/09/24
31/08/24