Kinh nghiệm niềng răng hữu ích bạn nên biết

Nếu bạn đang có ý định niềng răng thì việc tìm hiểu và “bỏ túi” những kinh nghiệm sẽ giúp quá trình niềng răng của bạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm của chính những người đã từng niềng răng và cũng trả lời cho những câu hỏi hay gặp về niềng răng.

1. “Độ tuổi thích hợp để niềng răng là bao nhiêu?”

Từ 6 tuổi trở đi, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc niềng răng khi các răng sữa đã thay thế hoàn toàn bằng các răng hàm. Nhưng các nha sĩ khuyên rằng, độ tuổi thích hợp nhất để chỉnh nha là từ 9 đến 18 tuổi. Bởi khi ấy, các răng cửa vĩnh viễn đã mọc đầy đủ và các răng đã ổn định.

Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là từ 9 đến 18 tuổi

Tuy nhiên, ngày nay với các khí cụ chỉnh nha hiện đại thì bạn có thể niềng răng ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả khi trưởng thành. Nhưng đa số những người niềng răng ở độ tuổi trưởng thành cần nhiều thời gian hơn những người niềng răng ở tuổi dậy thì để có một hàm răng như mong muốn.

Nhưng ngoài độ tuổi, thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Bạn nên đến các cơ sở nha khoa để thăm khám, nhờ bác sĩ tư vấn để biết được với tình trạng của mình thì cần bao lâu để niềng răng.

2. “Nên sử dụng loại niềng răng nào?”

Mỗi loại niềng răng đều có những ưu điểm riêng phù hợp với tình trạng răng của từng người.

Người có tình trạng răng khấp khểnh nặng nên dùng niềng răng mắc cài linh động. Đây cũng là loại niềng răng được nhiều người lựa chọn nhất vì hiệu quả cao mà chi phí cũng không quá đắt.

Cách tốt nhất để biết bạn phù hợp với loại niềng răng nào là đến nha khoa thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn về loại niềng răng phù hợp với tình trạng răng của bạn nhé.

Các loại niềng răng 

3.”Phải niềng răng bao lâu để có được kết quả như mong muốn?”

Thời gian chỉnh nha để có được kết quả như ý nhất là khoảng từ 1 năm rưỡi đến 3 năm và nó còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn.

4.”Cảm giác đeo niềng răng thế nào?”

Khi niềng răng, đặc biệt là niềng răng mắc cài, cảm giác khó chịu và vướng víu là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ cần từ 3 – 5 ngày để tập làm quen và thích ứng. Việc ăn nhai có thể khiến cho mắc cài vướng víu, gây trầy xước môi và nướu. Hoặc các dây cung cọ vào lợi sẽ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu.

Nhưng bạn không cần quá lo lắng, bạn có thể bôi sáp nha khoa để mắc cài không vướng vào môi, nướu. Sau một thời gian làm quen, bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức nữa, việc ăn nhai cũng trở nên dễ dàng hơn.

5.”Làm thế nào để vệ sinh răng miệng khi niềng răng?”

Nếu niềng răng mắc cài, thì tình trạng thức ăn mắc vào trong mắc cài là tình trạng ai cũng gặp phải. Nhưng giờ đây, chỉ với một chiếc máy tăm nước, bạn có thể loại bỏ được hết các thức ăn mắc vào trong mắc cài. Sau đó, bạn có thể dùng bản chải kẽ để làm răng sạch hơn.

Dùng bàn chải kẽ để vệ sinh

6.”Khi niềng răng nên ăn uống như thế nào?”

Dù bạn niềng răng trong suốt hay niềng răng mắc cài, ăn uống là vấn đề bạn nên cân nhắc. Bạn không nên thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có gas, soda hoặc những thức ăn đồ uống chứa nhiều axit hay ăn uống đồ lạnh. Đặc biệt, không nên nhai kẹo cao su khi đang đeo khay niềng hay gắn mắc cài.

7.”Vệ sinh khay niềng thế nào?”

Đối với khay niềng răng trong suốt, bạn cần phải vệ sinh sau 22 tiếng đeo niềng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho invisalign bằng cách: pha loãng dung dịch với nước ấm, sau đó ngâm khay niềng 15 phút. Tiếp theo, dùng bàn chải chà nhẹ khay niềng.

Vệ sinh khay niềng trong suốt

Đối với niềng răng mắc cài cố định, bạn sẽ không thể vệ sinh nhưng việc giữ vệ sinh răng miệng sẽ đảm bảo cho mắc cài sạch sẽ.

Hi vọng những kinh nghiệm niềng răng chia sẻ ở trên sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu cần tư vấn thêm về quy trình cũng như kinh nghiệm niềng răng, bạn vui lòng liên hệ với nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được giải đáp cụ thể!