Khớp cắn ngược được biết tới là sự sai lệch về khớp cắn của 2 hàm răng. Và điều chắc chắn là chúng khiến việc ăn nhai của bạn trở nên khó khăn. Vậy bạn có thực sự nắm được khớp cắn ngược là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua những thông tin dưới đây nhé!
Khớp cắn ngược là gì?
Khái niệm khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược (hàm móm) là một kiểu sai khớp cắn thể hiện sự sai lệch trong tương quan giữa hai hàm răng trên – dưới làm phá vỡ vị trí chuẩn của hàm răng khiến cho hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên. Nhìn qua tổng quan bạn có thể thấy được hàm dưới chìa ra ngoài.
Đặc điểm của khớp cắn ngược thường thấy
Răng hai hàm không đạt tương quan chuẩn, răng hàm trên nằm trong hàm răng dưới và bị hàm dưới phủ hoàn toàn.
Nhóm răng trong có thể tiếp xúc ở mặt nhai, vòm hàm trên quá nhỏ so với vòm hàm dưới.
Trán, mũi, cằm không tương quan chuẩn mà lệch, gãy nên nhìn nghiêng sẽ thấy mũi gãy, cằm nhô.
Nhóm răng trước có thể chạm hoặc không chạm nhau, khoảng cách hai hàm cách xa nhau.
Đường nối trán, mũi, cằm có thể gãy khúc hoặc thẳng nhưng lại bị lệch trái, phải.
Các dạng khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược do răng
Biểu hiện là nhóm răng cửa phía trước của hàm dưới chìa ra bên ngoài, bao lấy răng hàm trên.
Thông thường loại lệch lạc này vẫn có kiểu xương bình thường. Sau khi điều trị hết khớp cắn ngược sẽ có khuôn mặt bình thường. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì do răng trên luôn bị răng dưới gây cản trở phía trước nên răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là giai đoạn trẻ còn đang tăng trưởng và phát triển.
BẠN CÓ ĐANG GẶP TÌNH TRẠNG TƯƠNG TỰ
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết nha!
Khớp cắn ngược do xương
Biểu hiện của loại khớp cắn ngược này cũng giống với khớp cắn ngược do răng. Tuy nhiên có thể phát hiện từ sớm ở giai đoạn răng sữa với biểu hiện là một khuôn mặt lõm với hàm răng trên ở phía trong so với hàm răng dưới và càng ngày mức độ lõm càng gia tăng có thể gây khớp cắn hở phía trước.
Nguyên nhân của khớp cắn ngược là do xương hàm trên kém phát triển hoặc do xương hàm dưới phát triển quá mạnh. Hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.
Ảnh hưởng của khớp cắn ngược tới cuộc sống
Chức năng ăn nhai không tốt: Do tương quan giữa hai hàm răng bị sai lệch nên việc cắn xé thức ăn rất kém. Điều này còn có thể làm phát sinh một số vấn đề về đường tiêu hóa.
Ảnh hưởng tới thẩm mỹ gương mặt: Khớp cắn ngược gây ra tình trạng mặt gãy do phần cằm nhô chìa phía trước, rất dễ nhận thấy, khuôn mặt có xu hướng dài bất thường. Khớp cắn ngược làm cho khuôn mặt thiếu cân đối, già hơn so với tuổi.
Phát âm sai lệch: Một tác hại của khớp cắn ngược là phát âm. Cấu trúc hàm không chuẩn nên một số người phát âm không được chuẩn từ ngữ, hay bị nghịu hoặc nói nuốt âm.
Chính vì vậy mà việc phẫu thuật điều trị khớp cắn ngược là hết sức cần thiết để phục hồi chức năng ăn nhai cũng như phục hồi tính thẩm mỹ hàm răng.
Lắng nghe những tâm sự người thật việc thật sau của anh chiến về ảnh hưởng của khớp cắn ngược tới cuộc sống
Phương án nào cho hàm răng khớp cắn ngược
Để điều trị khớp cắn ngược hiệu quả thì bác sĩ cần phải cần dựa trên nguyên nhân cũng như mức độ sai lệch của khớp cắn:
- Nếu sai lệch khớp cắn do răng thì giải pháp tốt nhất là niềng răng.
- Nếu sai lệch khớp cắn do xương hàm thì cần phải tiến hành phẫu thuật thu hẹp hàm.
Ngoài ra, bác sĩ cũng cần phải dựa trên độ tuổi của bệnh nhân để chỉ định phương pháp cho phù hợp. Cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn.
Điều trị khớp cắn ngược cho trẻ nhỏ
Nếu tình trạng khớp cắn ngược gặp ở trẻ nhỏ vẫn còn răng sữa và cơ hàm không bị đưa ra quá nhiều thì bố mẹ nên theo dõi sự phát triển của răng trẻ thường xuyên. Bởi giai đoạn này, răng trẻ vẫn chưa phát triển ổn định. Đồng thời, bố mẹ nên hướng dẫn cho trẻ từ bỏ thói quen xấu như chống tay lên cằm, cắn răng…Khi hết giai đoạn thay răng sữa mà trẻ vẫn còn tình trạng sai lệch khớp cắn, bố mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám.
Nếu lúc này xác định trẻ bị ngược khớp cắn do răng, bố mẹ nên niềng răng cho trẻ. Độ tuổi vàng để niềng răng là từ 13-18 tuổi do lúc này các cấu trúc răng chưa ổn định. Niềng răng sớm sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Trong trường hợp trẻ bị khớp cắn ngược do xương hàm cần phải tiến hành phẫu thuật, bố mẹ nên chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ. Nếu trẻ có thể trạng yếu, tốt nhất là nên phẫu thuật ở độ tuổi trưởng thành.
Niềng răng sớm bảo vệ con khỏi tác động từ khớp cắn ngược
HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY THAY ĐỔI HÀM RĂNG CON TRẺ!
Điều trị khớp cắn ngược ở người trưởng thành
Về cơ bản, phương pháp chữa trị khớp cắn ngược ở người lớn cũng giống với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu điều trị bằng phương pháp niềng răng, thời gian niềng sẽ lâu hơn.Trong một số trường hợp ngược khớp cắn nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải vừa phẫu thuật và vừa chỉnh nha để đạt hiệu quả cao nhất.
Khi thấy răng có dấu hiệu của khớp cắn ngược hay bất kỳ tình trạng sai lệch khớp cắn nào, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời. Điều trị sớm sẽ giúp bạn có định hướng chữa trị, giúp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.
Video cận cảnh sự thay đổi của hàm răng khớp cắn ngược nhờ niềng răng
BẠN CÓ MUỐN ĐƯỢC NHƯ HỌ – HÃY ĐỂ LẠI TÌNH TRẠNG CỦA MÌNH ĐỂ BÁC SĨ TƯ VẤN PHÁC ĐỐ CHO BẠN NHA!
Rất nhiều bệnh nhân gặp tình trạng khớp cắn ngược đã điều trị thành công tại nha khoa Phương Nam. Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp về vấn đề sai lệch khớp cắn cụ thể của mình, vui lòng liên hệ tới Nha khoa Phương Nam theo hotline: 0941944977, hoặc gửi câu hỏi theo form đăng ký dưới đây các bác sỹ sẽ giải đáp và hỗ trợ tận tình nhất cho bạn.
Bài viết liên quan
25/11/24
23/11/24
23/11/24
12/11/24
30/10/24
02/10/24