Răng sứt mẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ khi cười mà còn gây hại đến các mô mềm trong miệng. Hãy để nha khoa Phương Nam gợi ý cho bạn những liệu pháp chữa trị phù hợp, giúp bạn có thể tự tin trong giao tiếp và tránh những bệnh về miệng liên quan đến tình trạng răng sứt mẻ.
1. RĂNG SỨT MẺ LÀ GÌ?
Răng chúng ta được cấu thành từ 3 lớp từ trong ra ngoài: tuỷ răng, ngà răng và men răng. Như trong các bài viết trước có thể thấy men răng là lớp cực kỳ cứng cáp và khó có thể bị phá vỡ, vì thế chúng có chức năng bảo vệ 2 ngà răng và tuỷ răng.
Tuy nhiên, vì 1 số lý do chủ quan và khách quan khiến men răng bị tổn thương và 1 phần răng bị vỡ, tình trạng đó gọi là sứt mẻ răng.
Sứt mẻ răng thường xảy ra ở vùng răng cửa hoặc vùng cạnh cắn, vì đó là khu vực của hàm dễ bị tác động từ các lực bên ngoài.
2. NGUYÊN NHÂN KHIẾN RĂNG BỊ SỨT MẺ
- Chấn thương: Hàm va chạm mạnh vào một vật cứng hoặc có lực từ bên ngoài tác động vào gây nứt, mẻ răng.
- Cắn vật cứng: Khi bạn cố nhai hoặc cắn thức ăn quá cứng hoặc dùng răng để cắn, nạy đồ vật cứng như: mở nắp chai, nhai đá lạnh, tách vỏ hạt cứng cũng có thể gây ra tình trạng mẻ răng.
- Thiếu khoáng chất: Răng bị thiếu canxi, flour, khoáng chất dễ có nguy cơ cao bị vỡ, mẻ răng hơn khi nhai.
- Nghiến răng: Thói quen nghiến răng thường xuyên khiến 2 hàm răng cắn chặt vào nhau dễ khiến men răng bị mài mòn, yếu đi và dễ bị nứt, mẻ.
- Ăn nhiều thực phẩm có tính bào mòn: Tiêu thụ nhiều thực phẩm ngọt có hàm lượng đường cao, thực phẩm chứa nhiều axit như cam bưởi, cam, chanh, nước ngọt có gas, bia rượu,… có thể gây hại cho men răng làm nó bị bào mòn và dễ sứt mẻ.
- Bệnh lý: Nếu răng đang bị sâu, viêm nha chu, viêm tuỷ… răng dễ nhạy cảm hơn bình thường, dễ gây sứt mẻ khi nhai thức ăn.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA RĂNG SỨT MẺ
Sứt mẻ răng thường khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng chất lượng sống:
- Răng dễ bị ê buốt, nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc lạnh do phần ngà răng bị lộ ra ngoài.
- Mẻ răng khiến răng trở nên sắc nhọn và bén hơn, khi ăn uống không cẩn thận có thể cắn vào mô mềm trong miệng và môi. Đã có những trường hợp mô mềm bị chảy máu thường xuyên và viêm nhiễm khi bị răng mẻ vô tình cắn phải.
- Lớp men răng bị hư hại dễ khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào ngà răng và tuỷ răng, lâu dần dẫn đến các bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm tủy,… nếu để lâu không xử lý viêm răng còn có thể gây mất răng.
- Trong quá trình ăn nhai, đặc biệt là các loại thức ăn dai, cứng khiến các mặt răng chịu lực tiếp xúc không đồng đều. Nó tạo ra những áp lực với răng, gây ê buốt cho răng.
4. CÁCH CHỮA TRỊ TẠI NHA KHOA PHƯƠNG NAM
- Dán răng bị mẻ: Đối với những trường hợp răng bị mẻ nhưng mảnh vỡ răng chắc khỏe, không bị hư hỏng và được giữ gìn tốt, tuỷ chưa bị tổn thương, không làm hở chân răng. Bác sĩ có thể dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để dán lại mảnh vỡ.
- Trám răng: Chỉ áp dụng cho trường hợp vết mẻ nhỏ. Bác sĩ sẽ thực hiện trám răng mẻ bằng cách dùng vật liệu y khoa để đắp bên ngoài và tạo hình lại thân răng sao cho thẩm mỹ nhất. Phương pháp này diễn ra nhanh chóng và chỉ sau 2 tiếng, bạn có thể ăn uống lại bình thường.
- Bọc răng sứ: Thế nhưng trám răng lại không có độ bền cao, vì thế các nha sĩ thường khuyên bạn nên chọn cách bọc răng sứ để mang đến hiệu quả lâu dài hơn. Bọc răng sứ sẽ sử dụng một mão sứ có hình dáng, kích thước và màu sắc giống như răng thật bọc lại bên ngoài chiếc răng bị mẻ đã được mài cùi.
Nếu bạn hoặc người thân có tình trạng răng sứt mẻ, hãy bình tĩnh súc miệng sạch sẽ và nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được phục hồi răng kịp thời. Nếu bài viết “CÁCH KHẮC PHỤC RĂNG SỨT MẺ TRIỆT ĐỂ VÀ AN TOÀN” khiến bạn còn nhiều thắc mắc, vui lòng liên hệ nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được giải đáp cụ thể!
Bài viết liên quan
14/09/24
10/09/24
02/09/24
01/09/24
31/08/24
31/08/24