BIẾN CHỨNG KHI MỌC RĂNG KHÔN BẠN CẦN PHẢI BIẾT

bien-chung-khi-moc-rang-khon

Mọc răng khôn là một phần tất yếu của quá trình trưởng thành. Nhưng bạn có thực sự hiểu về các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Trong bài viết hôm nay, nha khoa Phương Nam sẽ giải thích về những biến chứng khi mọc răng khôn. Đồng thời cung cấp những lời khuyên hữu ích để bạn có thể phòng ngừa và xử lý những tình huống khó khăn này một cách an toàn và hiệu quả.

bien-chung-khi-moc-rang-khon
Biến chứng khi mọc răng khôn mà bạn nên biết

RĂNG KHÔN LÀ GÌ?

Răng khôn là chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng mọc trên cung hàm. Mọc trong độ tuổi từ 17 – 25, có thể sớm hơn ở khoảng 16-17 tuổi hoặc muộn hơn trên 30 tuổi. 

CÁC HÌNH THÁI MỌC RĂNG KHÔN? 

bien-chung-moc-rang-khon
Hình thái mọc lệch của răng khôn hàm dưới
bien-chung-khi-moc-rang-khon
Hình thái mọc lệch của răng khôn hàm trên

 

BIẾN CHỨNG KHI MỌC RĂNG KHÔN

 

Răng khôn thường mang theo vô vàn rắc rối cho hàm răng và sức khỏe răng miệng. Khi mọc lên, răng khôn tiềm ẩn những nguy cơ sau:

 

Lợi trùm – Nơi trú ẩn của vi khuẩn

 

Lợi trùm – lớp nướu bao phủ một phần răng khôn – tạo thành khe hở lý tưởng cho thức ăn tích tụ và vi khuẩn phát triển. Hệ quả là sưng đỏ, chảy mủ, đau nhức, hạn chế khi há miệng, khiến bạn khó chịu vô cùng.

bien-chung-khi-moc-rang-khon
Biến chứng lợi trùm khi mọc răng khôn

“Kẻ thù” của răng số 7

 

Răng khôn mọc lệch đâm vào thân răng số 7 hay tạo thành những khoảng hở dắt thức ăn. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, phá hủy men răng và gây sâu răng, đau nhức, thậm chí vỡ răng 7. 

bien-chung-khi-moc-rang-khon
Biến chứng sâu vỡ răng số 7 khi do khôn mọc lệch

Gây ra các bệnh u xương hàm

Quá trình mọc răng khôn không hoàn chỉnh có thể để lại tổ chức của túi răng, tạo điều kiện hình thành các khối u như nang thân răng, u men, thậm chí ung thư xương hàm. Đây là một trong những biến chứng khi mọc răng khôn được cho là nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 

bien-chung-khi-moc-rang-khon
U nang – biến chứng khi răng khôn mọc

Tổn thương dây thần kinh

 

Răng khôn mọc lệch ngầm có thể chèn ép dây thần kinh, gây mất hoặc giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến hội chứng giao cảm với biểu hiện đau một bên mặt, phù, đỏ quanh ổ mắt.

bien-chung-khi-moc-rang-khon
Răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất gây đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt…

PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG KHI MỌC RĂNG KHÔN

  • Khám răng định kỳ: Khám răng định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm các trường hợp răng khôn mọc lệch, có nguy cơ gây biến chứng và xử trí kịp thời.
  • Lấy cao răng: Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần giúp loại bỏ cao răng – nơi trú ẩn của vi khuẩn, giảm nguy cơ viêm nướu, sâu răng, bảo vệ nướu và răng khỏi nguy cơ tấn công của răng khôn.
  • Chủ động kiểm tra và xử lý răng khôn: Khi có dấu hiệu bất thường như đau nhức, sưng tấy, mọc lệch…, hãy chủ động thăm khám và kiểm tra răng khôn để bác sĩ có thể xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN RĂNG KHÔN MỌC VÀ BIẾN CHỨNG 

 

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ nha khoa sẽ trực tiếp kiểm tra vị trí, hướng mọc, tình trạng mọc của răng khôn, cũng như các dấu hiệu tổn thương xung quanh như sưng tấy, viêm nhiễm.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết về vị trí, hình dạng, kích thước, hướng mọc của răng khôn, đặc biệt là những chiếc răng mọc ngầm, lệch, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Các xét nghiệm bổ sung: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung như chụp CT Cone Beam, xét nghiệm máu… để đánh giá mức độ ảnh hưởng của răng khôn đến các mô xung quanh và sức khỏe tổng thể.

bien-chung-khi-moc-rang-khon-3

Lưu ý khi chẩn đoán

 

  • Chẩn đoán răng khôn cần được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn, kinh nghiệm.
  • Cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe, các bệnh lý nền (nếu có) cho bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các vấn đề do răng khôn gây ra giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe răng miệng và nụ cười rạng rỡ.

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH KHI RĂNG KHÔN MỌC

Trường hợp viêm cấp tính tại chỗ

  • Kê đơn thuốc: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau
  • Bơm rửa tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn để giảm viêm.
  • Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng nước súc miệng sát khuẩn hàng ngày sau ăn để làm sạch
  • Hẹn tái khám sau điều trị 3 – 5 ngày để kiểm tra tình trạng viêm.
  • Nhổ răng khôn gây biến chứng sau khi đã hết viêm cấp.

 

Trường hợp khác

Xử lý nhổ răng gây biến chứng và theo dõi các biến chứng có thể gặp sau nhổ răng.

 

Lưu ý trước xử trí nhổ răng

Kiểm tra tình trạng bệnh lý toàn thân của bệnh nhân: viêm nhiễm cấp tính khác, bệnh mãn tính và chăm sóc sau nhổ (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch khác, suy giảm miễn dịch…).

Kiểm tra tình trạng chảy máu, đông máu của bệnh nhân trước phẫu thuật

 

Rõ ràng, răng khôn không chỉ mang đến phiền toái mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là cần đến trực tiếp các nha khoa uy tín để thăm khám và cũng như phòng tránh kịp thời những biến chứng khi mọc răng khôn mang lại.