CÁC BỆNH LÝ VỀ RĂNG MIỆNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Người cao tuổi sẽ dễ bắt gặp nhiều bệnh lý về răng miệng do sức đề kháng yếu, thường xuyên sử dụng thuốc hay cơ thể ít hấp thụ dinh dưỡng,… và nhiều yếu tố chủ quan khác. Sức khoẻ răng miệng của người già cần được lưu ý bởi nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng quát. Bài viết dưới đây nha khoa Phương Nam sẽ chia sẻ về các vấn đề bệnh răng miệng ở người cao tuổi thường gặp và cách phòng ngừa.

1. Rối loạn khớp thái dương hàm

Các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm rõ nhất là đau ở hàm, trong và xung quanh tai, gây khó khăn cho việc ăn nhai hoặc gây khó chịu khi cắn thức ăn. Do khớp hàm bị cứng nên khớp cắn sẽ không đều. Rối loạn khớp thái dương hàm có thể kèm theo đau đầu. Khi miệng đóng hoặc mở, bệnh nhân có thể nghe thấy âm thanh của cử động khớp. 

Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chấn thương xương hàm, mỏi hàm do nghiến răng, mất răng lâu ngày, hoặc lliên quan đến người còn ít răng hay người mang hàm giả. Rối loạn khớp thái dương hàm khiến cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng nhai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Rối loạn khớp thái dương hàm

2. Suy thoái răng miệng

Những suy thoái ở răng miệng ở người cao tuổi gây ra những triệu chứng như: mòn mặt nhai, tuỷ răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, ngà dần bị mất nước, răng giòn dẫn đến dễ hư tổn, dễ gãy, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút…

Nguyên nhân gây suy thoái răng miệng ở người cao tuổi do sức đề kháng suy yêu cộng với việc dùng thuốc điều trị bệnh lý làm cho niêm mạc miệng dễ bị một số tổn thương dạng bóng nước, loét, liken, nhiễm khuẩn… Các biện pháp vệ sinh răng miệng đều kém hiệu quả cũng là nguyên nhân hàng đầu.

Suy thoái răng miệng ở người cao tuổi

3. Nha chu

Bệnh nha chu được xem là căn bệnh phổ biến ở người già. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh nha chu là lợi sưng, đỏ và dễ chảy máu. Nếu không được chú ý và xử lý kịp thời sẽ chuyển thành bệnh nha chu phá huỷ mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu.Biểu hiện của bệnh nha chu dễ thấy là thường xuyên bị chảy máu ở nướu, viêm nướu, cao răng, hôi miệng, răng dễ lung lay và thưa răng.

Nguyên nhân chính của bệnh này là do vệ sinh răng miệng không tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám quanh cổ răng, tạo thành cao răng. Cao răng càng nhiều thì tình trạng viêm nướu càng nặng và phát triển thành viêm nha chu.

Dấu hiệu nhận biết viêm nha chu

4. Suy yếu chức năng nhai và vị giác

Độ tuổi càng cao, chức năng nhai và vị giác càng suy yếu dẫn đến việc người cao tuổi không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Những bệnh lý về thoái hoá khớp trên khớp thái dương hàm cũng ảnh hưởng đến khả năng nhai, các cơ vùng miệng dần ít hoạt động, giảm tiết nước bọt gây chán ăn, thiếu chất, mệt mỏi ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ tổng quát.

Suy yếu chức năng nhai và vị giác ảnh hưởng đến sức khoẻ

CÁCH PHÒNG NGỪA

  • Nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/ lần, để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng nếu có.
  • Thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày
  • Người cao tuổi suy yếu chức năng hoạt động nên được sự hỗ trợ của người chăm sóc vệ sinh răng miệng mỗi ngày
  • Khi đã có răng giả, nên chăm sóc chúng thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật.
  • Người cao tuổi nên ăn trái cây thay cho đồ ăn ngọt. Bên cạnh đó việc vệ sinh răng thật kỹ bằng chỉ nha khoa và súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám răng được xem là hiệu quả trong việc dự phòng bệnh răng miệng ở người cao tuổi.

Trên đây là những bệnh lý phổ biến về răng miệng ở người cao tuổi, nếu quý khách cần tư vấn thêm về sức khoẻ răng miệng, vui lòng liên hệ với nha khoa Phương Nam theo hotline 0941 944 977 hoặc nhắn tin trực tiếp cho bác sĩ tại đây để được giải đáp cụ thể!